Hãy cẩn thận với sốc nhiệt. Đọc thêm

Bỏ qua đi vào nội dung chính
Opens in a new window Opens in a new window Opens in a new window Opens in a new window
Kinh doanh Lữ hành & Truyền thông
Phong tục & cách ứng xử ở Nhật Bản

Cách cư xử tại đền và chùa

Bạn có biết rằng đền (Thần đạo) và chùa (Phật giáo) thuộc các tôn giáo khác nhau và việc viếng thăm đền chùa đúng cách cũng được quy định khác nhau? Hãy cùng khám phá cách đi lễ sao cho phù hợp nhé.

  1. Khẽ cúi đầu trước cổng torii

    Trước tiên, bạn phải cúi chào khi đến cổng torii, lối vào chính của một ngôi đền. Phía bên kia cánh cổng torii được coi là một không gian linh thiêng. Sau đó hãy đứng thẳng người để chào đón Kami, các vị thần trong Thần đạo.

  2. Tẩy trần tại Temizuya (bể nước)

    Tiếp theo, dừng lại bên cạnh bể nước Temizuya để rửa tay và súc miệng. Đây là nghi thức giúp bạn thanh lọc cơ thể và tâm hồn trước khi bước vào chính điện. Các bước tẩy trần tại đền tương tự như các bước tại một ngôi chùa Phật giáo, bao gồm:

    1. Cầm gáo nước bằng tay phải và múc nước để rửa tay trái.

    2. Tiếp theo, cầm gáo bằng tay trái để rửa tay phải.

    3. Sau đó, cầm gáo nước bằng tay phải và múc một ít nước đổ vào lòng bàn tay trái. Cho nước vào miệng và súc miệng mà không được ra gây ra tiếng ồn (không được chạm gáo nước trực tiếp vào miệng của bạn).

    4. Cầm gáo bằng tay phải và rửa tay trái.

    5. Cuối cùng, rửa sạch gáo nước bằng cách giữ thẳng đứng để phần nước còn lại trong gáo chảy xuống tay cầm. Đặt gáo nước trở lại vị trí cũ.

  3. Đi bộ dọc theo con đường dẫn đến chính điện

    Chính điện là nơi thờ các vị thần Thần đạo. Tại đền thờ Thần đạo, phần chính giữa con đường dẫn vào đền được cho là lối đi dành riêng cho các vị thần. Vì vậy, nên tránh đi bộ vào chính giữa đường khi đến chính điện.

  4. Bỏ đồng xu “Saisen” (tiền lễ) ở phía trước chính điện

    Cuối cùng đã đến lúc cầu khấn. Đầu tiên, hãy cúi đầu trước chính điện và bỏ một đồng xu vào hộp Saisen. Đồng xu Saisen tượng trưng cho lòng biết ơn của bạn đối với các vị thần. Các ngôi đền không có quy định về số tiền ủng hộ.

  5. Rung chuông

    Rung chuông nhằm thu hút sự chú ý của các vị thần.

  6. “Cúi hai lần, vỗ tay hai lần, cúi một lần”

    Take a deep bow two times (to show respect to Kami).

    Sau khi khấn vái xong, hãy hạ thấp tay, cúi đầu một lần nữa rồi rời khỏi đền.

  7. Cúi chào ở cổng torii

    Khi bước qua cánh cổng torii, hãy quay lại hướng về phía chính điện và cúi đầu lần cuối.

    Trên đây là nghi thức đi lễ đền thờ đúng cách!

    ※ “Cúi hai lần, vỗ tay hai lần, cúi một lần” là cách cầu khấn phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số ngôi đền sẽ có nghi thức riêng.

Bạn có biết rằng đền (Thần đạo) và chùa (Phật giáo) thuộc các tôn giáo khác nhau và việc viếng thăm đền chùa đúng cách cũng được quy định khác nhau? Hãy cùng khám phá cách đi lễ sao cho phù hợp nhé.

  1. Cúi đầu trước cổng Sanmon

    Đầu tiên, hãy cúi đầu trước cổng Sanmon, lối vào các ngôi chùa Phật giáo. Bước vào cổng với tâm thế tôn trọng Đức Phật và không bước lên ngưỡng cửa bằng gỗ. Giống như cổng torii của đền thờ Thần đạo, cổng Sanmon đánh dấu ranh giới giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh. Hãy cỡi mũ và các đồ vật đội đầu khác.

  2. Tẩy trần tại Temizuya (bể nước)

    Tiếp theo, dừng lại bên cạnh bể nước Temizuya để rửa tay và súc miệng. Đây là nghi thức giúp bạn thanh lọc cơ thể và tâm hồn trước khi bước vào chính điện. Các bước tẩy trần tại chùa tương tự như các bước tại đền thờ Thần đạo và chúng ta thực hiện như sau:

    ※ Nhiều ngôi chùa không có bể Temizuya. Nếu vậy, hãy bỏ qua nghi thức này và tiếp tục.

    1. Đầu tiên, cầm gáo nước bằng tay phải và múc nước để rửa tay trái.

    2. Tiếp theo, cầm gáo bằng tay trái để rửa tay phải.

    3. Sau đó, cầm gáo nước bằng tay phải và múc một ít nước đổ vào lòng bàn tay trái. Cho nước vào miệng và súc miệng mà không được ra gây ra tiếng ồn (không được chạm gáo nước trực tiếp vào miệng của bạn).

    4. Cầm gáo bằng tay phải và rửa tay trái.

    5. Cuối cùng, rửa sạch gáo nước bằng cách giữ thẳng đứng để phần nước còn lại trong gáo chảy xuống tay cầm. Đặt gáo nước trở lại vị trí cũ.

  3. Thắp hương và nến

    Nếu có thể, hãy thắp nến và hương trước khi cầu khấn. Nghi thức này tượng trưng cho việc đốt cháy các tạp chất và thanh lọc môi trường xung quanh để được Đức Phật chỉ lối. Không sử dụng nến hoặc hương của các du khách khác để thắp nến hoặc đốt hương của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng bật lửa bạn mang theo hoặc nến do nhà chùa cung cấp. Sử dụng ngọn lửa của người khác có nghĩa bạn sẽ phải nhận vận xui và chịu trách nhiệm cho tội lỗi của họ.
    ※ Để phòng tránh hỏa hoạn bất ngờ, một số ngôi chùa không cho phép du khách mang nến và hương vào chùa. Hãy kiểm tra trước khi bạn vào chùa nhé.

  4. Đi bộ dọc con đường dẫn đến chính điện

    Chính điện là nơi thờ tự chính của chùa.

  5. Bỏ đồng xu “Saisen” (tiền lễ) ở phía trước chính điện

    Cuối cùng đã đến lúc cầu khấn. Đầu tiên, cúi đầu trước chính điện và bỏ một đồng xu vào hộp Saisen. Đồng xu Saisen tượng trưng cho lòng biết ơn của bạn đối với Đức Phật và giúp xua đuổi ác quỷ. Các ngôi chùa không có quy định về số tiền ủng hộ.

  6. Gõ cồng, chắp tay và cúi đầu

    Tiếp theo, nếu trong chùa có Waniguchi (một chiếc cồng được treo trên trần nhà), hãy gõ chiếc cồng đó. Đừng gõ quá mạnh vì hành động này chỉ tượng trưng cho lời chào của bạn với Đức Phật.

    Sau đó, chắp hai tay lại. Đứng thẳng, nhắm mắt lại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu thật sâu. Không giống với nghi thức ở đền thờ Thần đạo, bạn không vỗ tay khi ở chùa.

    Sau khi cầu khấn, hãy cúi đầu một lần nữa và rời khỏi chùa.

  7. Cúi chào ở cổng Sanmon

    Khi bước qua cánh cổng Sanmon, hãy quay lại hướng về phía chính điện và cúi chào một lần nữa.

    Trên đây là nghi thức đi lễ chùa đúng cách!
    ※ Các yếu tố của nghi thức này có thể khác nhau tùy theo giáo phái.

Những điều cần ghi nhớ khi đi lễ

Cả đền và chùa đều được coi là những nơi linh thiêng. Do đó, bạn nên tránh mặc trang phục quá hở hang. Ngoài ra, hãy luôn chú ý và tôn trọng các khu vực “không được chụp ảnh” hoặc “không phận sự miễn vào”.

Hãy tìm hiểu các nghi thức phù hợp và vận dụng kiến thức trong chuyến đi của bạn!

Khám phá theo sở thích